Bất cứ một phương tiện nào cũng cần được chăm sóc, bảo dưỡng và thay thế phụ tùng định kỳ thì mới có thể sử dụng lâu bền được. Trong đó xe ô tô cũng không phải là phương tiện ngoại lệ.
Nhiều người biết được tầm quan trọng của việc thay thế phụ tùng ô tô định kỳ, tuy nhiên có thể họ không biết rằng lần thay thế đó đã đúng với định kỳ hay chưa? Bởi vậy, việc nắm rõ lịch trình thay thế phụ tùng xe ô tô thực sự rất cần thiết. Nếu chưa nắm rõ được những thông tin đó hãy cùng Phụ Tùng Ô Tô Máy Xúc Tuyết Yến tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
10+ Bộ Phận Trên Ô Tô Cần Thay Thế Đúng Định Kỳ Để Bảo đảm An Toàn Khi Lưu Thông.
1. Ắc quy
Dù bạn luôn cố gắng giữ gìn sạch sẽ các đầu cực và hệ thống sạc vận hành tốt thì vẫn phải thay ắc quy sau thời gian sử dụng nhất định. Hãy sử dụng đúng loại ắc quy có thông số phù hợp và lắp ráp đúng cách.
Nên mua ắc quy được sản xuất bởi công nghệ hiện đại. Tuy ắc quy này có giá thành cao nhưng đổi lại nó có thời gian sử dụng lâu hơn và vận hành ổn định hơn.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay ắc quy? Câu trả lời là nếu không có gì bất thường thì 4 – 5 năm/lần.
2. Dầu trợ lực lái
Hãy dùng que thăm dầu định kỳ kiểm tra độ sạch và mức dầu lái trợ lực. Nếu bạn nhận thấy lượng dầu tiêu hao quá nhanh và khó quay vô lăng thì cần báo ngay với kỹ thuật viên để kiểm tra và thay dầu mới. Lưu ý, phải sử dụng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay dầu trợ lực lái? Khi thay dầu máy hãy kiểm tra mức dầu lái trợ lực để biết được cần thay hay chưa.
3. Lọc nhiên liệu
Nếu xe bạn là loại phun nhiên liệu trực tiếp. bộ phận lọc nhiên liệu phải làm việc liên tục để cản chất bẩn làm tắc kim phun. Tuy nhiên, bộ phận này lại ít được tài xế chú ý đến vì nó nằm khuất dưới ca – pô, dưới gầm xe hoặc trong bình nhiên liệu.
Để thay thế bộ phận này không khó nhưng phải làm đúng cách. Đầu tiên cần giảm áp lực hệ thống nhiên liệu đúng kỹ thuật. Sau đó là tháo bộ lọc nhẹ nhàng để không bị phun trào nhiên liệu. Cùng với việc đó là phải tháo lắp ống dẫn nhiên liệu đúng cách để đảm bảo an toàn. Công việc này cần có chuyên môn nên lời khuyên cho bạn là nên mang xe đến trung tâm dịch vụ để kỹ thuật viên thực hiện.
Vậy sử dụng bao lâu thì thay lọc nhiên liệu? Tùy theo mức độ sử dụng xe của bạn. Nếu bạn dùng xe nhiều thì 38.000km/lần. Còn nếu bạn ít sử dụng xe thì có thể 2 năm/lần.
4. Lọc gió động cơ
Bộ lọc gió động cơ có công dụng làm sạch bụi bẩn, tạp chất trong động cơ và cảm biến khí lưu. Công suất của động cơ và lượng tiêu hao năng lượng sẽ tăng lên nếu bộ lọc gió động cơ bị bẩn.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay bộ lọc gió động cơ?Ngoại trừ những trường hợp bất thường thì có thể 6-12 tháng/lần hoặc 19.000 km/lần.
5. Dầu hộp số tự động
So với dầu hộp số sàn thì dầu hộp số tự động có vai trò quan trọng hơn và cũng là một chi tiết cần thay thế định kỳ. Dầu hộp số sàn có công dụng làm sạch, bôi trơn, làm mát và truyền lực trong bộ biến mô. Nếu dầu hộp số tự động bị tiêu hao nhiều và quá bẩn thì sẽ làm xe mất công suất trong quá trình vận hành hoặc xe không thể chuyển số.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay dầu hộp số tự động? Nếu không có trục trặc gì thì 2 năm/lần hoặc 38.000 km/lần.
6. Bugi đánh lửa
Là một chi tiết khá nhỏ nên khi bảo dưỡng, bugi đánh lửa dễ bị các chủ xe lãng quên. Bugi làm nhiệm vụ quan trọng là cung cấp tia lửa điện đốt cháy hòa khí ở động cơ xăng. Sau khi sử dụng một thời gian bugi sẽ bị bám bụi và bị mòn dẫn đến đánh lửa kém, làm yếu động cơ và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay bugi đánh lửa? Cứ 48.000 – 160.000 km/lần.
7. Dây curoa động cơ và dây curoa cam
Dây curoa động cơ và dây curoa cam được dùng để điều phối hoạt động bên trong và bên ngoài động cơ.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay dây curoa? Curoa cam thì 96.500 – 145.000 km/lần, còn curoa động cơ thì 3 năm hoặc 58.000km/lần.
8. Dung dịch nước làm mát
Giữ vai trò quan trọng như làm mát, chống ăn mòn hệ thống làm mát và làm chất chống đông. Nên dung dịch nước làm mát cũng cần được kiểm tra và bổ sung định kỳ. Cần bổ sung đúng chủng loại và tỷ lệ pha nước theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tỷ lệ thường gặp là 50/50.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay nước làm mát cho xe? Có thể sau 2 năm sử dụng hoặc 38.000 km/lần.
9. Lốp xe
Nếu lốp xe trong quá trình sử dụng bị mài mòn quá nhiều thì rất dễ bị vật nhọn xuyên thủng hoặc bị nổ lốp gây tai nạn. Vì vậy phải định kỳ đo độ mòn của lốp và nhìn trực tiếp vào độ sâu của hoa lốp để thay lốp kịp thời.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay lốp xe? Thường thì 6 -10 năm/lần, nếu địa hình đường xấu thì có thể sớm hơn.
10. Má phanh và dầu phanh
Một chiếc xe ô tô không thể không có phanh hoặc không nên để phanh trục trặc. Vì vậy cần phải kiểm tra để thay má phanh và dầu phanh định kỳ.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay má phanh và dầu phanh? Hãy thay má phanh trước khi nó mòn hết cỡ hoặc 38.00km/lần.
11. Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước
Hãy thường xuyên kiểm tra cửa sổ, gương, kính chắn gió trên xe và đảm bảo nó luôn sạch sẽ, không bị hỏng.
12. Hệ thống đèn
Kiểm tra đèn pha trước, đèn hậu, đèn phanh và các loại đèn tín hiệu khác.
13. Bộ lọc không khí
Với bộ phận này thì chủ xe có thể tự mình vệ sinh, kiểm tra tại nhà với các dụng cụ chuyên dụng.
Nếu bộ lọc không khí bị bẩn sẽ thì động cơ sẽ mất nhiều năng lượng hơn khiến cho quá trình sản sinh công suất kém hiệu quả.
Chăm sóc và bảo dưỡng xe định kỳ sẽ đỡ tốn chi phí của bạn hơn là sửa chữa hỏng hóc. Đồng thời còn giúp xe ô tô của bạn tránh được những trục trặc trên đường đi và chủ động trong việc sửa chữa xe.
Một số mốc km để bảo dưỡng xe ô tô định kỳ.
- 5.000km: Thay dầu, kiểm tra, bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, kiểm tra phanh, hệ thống đèn cảnh báo, hệ thống điều hòa và âm thanh, cần số và xiết chặt các loại bu long.
- 10.000km – 15.000km: Thay dầu động cơ và thay lọc dầu mới, vệ sinh lọc gió, kiểm tra bổ sung nước làm mát, kiểm tra phanh xe, nước rửa kính, dầu trợ lực, lốp xe.
- 20.000 – 30.000km: Thay dầu động cơ và thay lọc dầu mới, vệ sinh lọc gió động cơ và điều hòa, kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, kiểm tra toàn bộ hệ thống, hệ thống treo, thanh cân bằng, rô tuyn, cao su giảm chấn, đảo lốp, nâng xe kiểm tra, xiết gầm,…
- Sau 40.000 km: Thay dầu động cơ và thay lọc dầu mới, lọc gió động cơ và thay lọc nhiên liệu, kiểm tra phanh xe, thay má phanh khi mòn, thay bugi, dầu côn, dầu trợ lực lái, dầu phanh, dầu hộp số, thay nước làm mát, bảo dưỡng kim phun, họng hút, súc rửa các te bằng hóa chất chuyên dụng,…
- Sau 80.000km: Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra các bộ phận trên. Với những xe sử dụng curoa cam nên thay đai, bi tăng, bi tỳ.
Trên đây Phụ Tùng Ô Tô Máy Xúc Tuyết Yến cũng đã cùng bạn tìm hiểu lịch thay thế định kỳ phụ tùng của xe ô tô. Nếu bạn có nhu cầu thay phụ tùng cho xế yêu của bạn hãy đến với Phụ Tùng Ô Tô Máy Xúc Tuyết Yến nhé.
Phụ Tùng Ô Tô Máy Xúc Tuyết Yến là đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng ô tô với nhiều năm kinh nghiệm tại Thái Nguyên. Phụ Tùng Ô Tô Máy Xúc Tuyết Yến chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng về dịch vụ của mình.
- Phân biệt các kiểu phụ tùng ô tô và những lưu ý khi chọn mua phụ tùng ô tô
- 10+ bộ phận trên ô tô cần thay thế định kỳ để đảm bảo an toàn
- Kinh nghiệm mua phụ tùng ô tô chính hãng chất lượng
- Bộ sưu tập phụ kiện đồ chơi ô tô hữu ích được ưa chuộng trên thị trường
- Khái niệm phụ tùng, phụ kiện ô tô & những nhầm lẫn hay gặp phải